top of page

28/11/20

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng Dân sự

Ngày 24/9/2020, TANDTC ban hành Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Một số nội dung chính:


1. Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết việc dân sự quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật Tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP)


2. Khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP):

  • Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ;

  • Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;

  • Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).

Đây là điểm mới khi mà Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP bắt buộc phải có đầy đủ 03 căn cứ trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện).

3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện sau đây (khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP):

  • Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó liên quan đến vụ án đang giải quyết;

  • Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là thực sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách và thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 và các điều từ Điều 115 đến Điều 119 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

  • Đương sự không làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì có lý do chính đáng hoặc trở ngại khách quan.


4. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020 và thay thế Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005.

Key word:

nghị quyết, hội đồng thẩm phán, 02/2020/NQ-HĐTP, biện pháp khẩn cấp tạm thời, tố tụng dân sự, BLTTDS, BPKCTT

Nguồn: 

Download

TIN BÀI MỚI

Đoàn Luật sư TP.HCM thực hiện chiến dịch luật sư tình nguyện trao tặng 1 tỷ đồng

Đông Phương Luật được vinh danh "Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư Tiêu Biểu" giai đoạn 2021-2023

Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy

Talkshow Nhận diện lừa đảo qua mạng do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 05/06/2024

bottom of page